Halaman

    Social Items


Hà Nội của tôi rất đỗi thân thương và gần gũi. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ngàn năm văn hiến với tôi thật là hạnh phúc. Nhà tôi ở phố Hàng Vải, xưa gọi là tiểu khu Hàng Vải, cả tuổi thơ của tôi gắn liền với từng căn nhà góc phố nơi đây, nhất là những kỉ niệm về những năm tháng khó khăn của chiến tranh và kinh tế bao cấp.

Ngày đó tôi là một cán bộ Đoàn trẻ tuổi, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của khu phố. Tôi nhớ như in hình ảnh mỗi sáng dậy sớm thổi còi, gọi loa thúc giục các em thanh thiếu nhi tập thể dục buổi sáng ở phố Hàng Bút, sinh hoạt nghi thức đội, cắm trại. Cả đội hình đi theo nhịp trống ếch vòng quanh khu phố để cổ động phong trào. Sáng thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, tôi làm phát thanh viên cho loa phường để tuyên truyền nếp sống văn minh của người Hà Nội. Tôi luôn mở đầu chuyên mục bằng câu: ”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An...”


Những kỷ niệm không thể nào quên, mỗi lần có dịp nhắc lại, bao nhiêu kí ức lại ùa về, giống như chiếc lò xo bị nén lại, chỉ chờ có dịp là bung ra. Mỗi khi có ai nói đến chủ đề “Ngày xưa thời bao cấp” là nổ ngay ra một cuộc “ôn cố tri tân bất tận". Mọi người tranh nhau nói, thi nhau kể, nào là chuyện xếp hàng mua thịt, mua gạo, mua rau; nào là chuyện xếp xô hứng nước ở máy nước công cộng. Đặc biệt có những cảm xúc mà chắc chắn cuộc sống no đủ bây giờ không bao giờ có được, đó là những dịp lễ tết. Đối với thế hệ chúng tôi, trong mỗi người vẫn còn in đậm dấu ấn ngày Tết: Một cuộc sống tinh thần và vật chất khác hẳn ngày thường. Trước Tết khoảng hai mươi ngày, nhà nhà, người người phân công nhau đi mua hàng Tết. Tiêu chuẩn mỗi gia đình được mua một túi hàng Tết, trong đó gồm một hộp mứt, một hộp bánh, một miếng bóng bì, mì chính… mang túi hàng này về nhà coi như đã thấy Tết đến xuân về.

Chuẩn bị đón xuân không thể thiếu thú vui đi chợ hoa Hàng Mã, đơn giản là chỉ đi sắm một cành bích đào hoặc mua mấy bông lay ơn, thược dược, nắm Violet về nhà tự cắm. Bố tôi thường bảo: “Như thế này là nhà mình sắm xong Tết”.

Nhưng có lẽ giây phút thiêng liêng nhất chính là thời khắc đón Giao thừa. Bố tôi comple chỉnh tề cầm thẻ hương và bánh pháo trên tay đi lễ đền Ngọc Sơn. Đúng mười hai giờ, bố về đốt pháo, xông đất, tất cả mọi nhà cũng đều đốt. Tiếng pháo tép, tiếng pháo đùng nổ vang trời, mùi thuốc pháo đặc trưng cho ngày Tết. Giữa sự giao hòa của đất trời, bố tôi mở rượu, mừng tuổi cho mọi người và cùng nâng ly chúc cho một năm mới gặp nhiều may mắn.

Một trong những nghi lễ không thể thiểu là đi lễ đầu năm, sau Giao thừa, mọi người cùng nhau lên chùa làm lễ cầu may. Ngay trong đêm, nhưng đường phố vẫn tấp nập, đâu đâu cũng râm ran âm thanh “Chúc mừng năm mới".

Rất nhiều, còn rất nhiều những kỉ niệm cuộc sống nơi phố cổ. Dù đi đâu, ở đâu và bao nhiêu tuổi, tôi không bao giờ có thể quên những kí ức về Hà Nội, về một thời khó khăn nhưng đầy ắp tình người, về những người yêu dấu của tôi, tuy người còn người mất... nhưng với tôi những hình ảnh thân yêu ấy vẫn còn sống mãi.


Có Một Hà Nội Như Thế Trong Tôi. (Hanoi in my mind!)



Cherish Hanoi and am very attached to it. I am fortunate to be born and grow up in this historically rich city. My house is located in Hang Vai street, which is in the so called Hang Vai sub-area in the past. My whole childhood was associated with every house and street corner here. It especially was filled with memories of difficult years during the American war and the subsidized economy.

At that time, I was a young officer of the Youth Union. I participated in all activities of the quarter. I still remember that every morning l woke up early. I blew my whistle and spoke on the loudspeaker to urge teenagers to do morning exercises at Hang But street, and practice marching and camping. Our group walked around the quarter following drum rhythm. On Saturday and Sunday mornings, I worked as an announcer through the community's speaker system to promote Hanoi’s civilized living habits. My opening line was always: "jasmine, even when its fragrance is reduced, still has the best fragrance; Trang An people, even when they ore impolite, are still the most polite of all."

The unforgettable memories, when being recalled, came back like a compressed spring that pounces out on being released. Whenever the topic of the subsidized economy was raised, it immediately caused an eruption of endless talk. People poured out their memories, such as memories of queuing. We had to queue for almost everything, from buying groceries (meat, rice and vegetables) to getting water at the public water faucets due to the paucity. Memories of past Tet are so special although the traditions for Tet remain unchanged. With a better life, we no longer experience Tet in the same way as we did during that time. Tet, as days of emotion and material celebration, which were significantly different from our normal days, is engraved on our memory forever. About 20 days before Tet, members of each family were assigned to do the shopping for Tet. Each family was allowed to buy a bag of goods for Tet. It principally consisted of a box of dried candied fruits, a box of biscuits, a large piece of popped dried pig skin, a medium sized bag of MSG... Having purchased this bag of Tet items meant Tet and spring had arrived.

The preparation for Tet celebration would not be complete without visiting the flower market in Hang Ma street. lt was an indispensable pleasure to choose and buy a branch of pink blossoming peach flower or some gladiolus, dahlias, or violets for display at home. My father often said: “So our family has prepared for Tet".

However, the most sacred moment was the welcome of the New Year. Before the New Year came, my father dressed in his suit, holding incenses and firecrackers in his hand, went to Ngoc Son temple to pray. At exact midnight, my father returned and fired the firecrackers before entering into the house (our customs were that the first person entering the house at the start of the New Year bring either good or bad luck to the household). All other families also fired their firecrackers. The sound and smell of firecrackers dominated all streets and alleys and were a typical characteristic of Tet. In the welcome of the New Year, my father opened a bottle of wine and distributed red envelopes (containing some money as lucky money) to all family members. Then together we drank and wished each other a lucky New Year.

One of the indispensable rituals during Tet was going to pagodas after the welcome of the New Year. Even though it was after midnight, the streets would be bustling. Everywhere you went, you could hear people exchanging their best wishes for a New Year to each other.

l still have many memories of life at the Old Quarter. Regardless of my location and age, I can never forget the memories of Hanoi, difficult times but with a lot of love, and my beloved people (although some have passed away already). ln my memory, such loving images are engraved forever.

Có Một Hà Nội Như Thế Trong Tôi. (Hanoi in my mind!)


Hà Nội của tôi rất đỗi thân thương và gần gũi. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ngàn năm văn hiến với tôi thật là hạnh phúc. Nhà tôi ở phố Hàng Vải, xưa gọi là tiểu khu Hàng Vải, cả tuổi thơ của tôi gắn liền với từng căn nhà góc phố nơi đây, nhất là những kỉ niệm về những năm tháng khó khăn của chiến tranh và kinh tế bao cấp.

Ngày đó tôi là một cán bộ Đoàn trẻ tuổi, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của khu phố. Tôi nhớ như in hình ảnh mỗi sáng dậy sớm thổi còi, gọi loa thúc giục các em thanh thiếu nhi tập thể dục buổi sáng ở phố Hàng Bút, sinh hoạt nghi thức đội, cắm trại. Cả đội hình đi theo nhịp trống ếch vòng quanh khu phố để cổ động phong trào. Sáng thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, tôi làm phát thanh viên cho loa phường để tuyên truyền nếp sống văn minh của người Hà Nội. Tôi luôn mở đầu chuyên mục bằng câu: ”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An...”


Những kỷ niệm không thể nào quên, mỗi lần có dịp nhắc lại, bao nhiêu kí ức lại ùa về, giống như chiếc lò xo bị nén lại, chỉ chờ có dịp là bung ra. Mỗi khi có ai nói đến chủ đề “Ngày xưa thời bao cấp” là nổ ngay ra một cuộc “ôn cố tri tân bất tận". Mọi người tranh nhau nói, thi nhau kể, nào là chuyện xếp hàng mua thịt, mua gạo, mua rau; nào là chuyện xếp xô hứng nước ở máy nước công cộng. Đặc biệt có những cảm xúc mà chắc chắn cuộc sống no đủ bây giờ không bao giờ có được, đó là những dịp lễ tết. Đối với thế hệ chúng tôi, trong mỗi người vẫn còn in đậm dấu ấn ngày Tết: Một cuộc sống tinh thần và vật chất khác hẳn ngày thường. Trước Tết khoảng hai mươi ngày, nhà nhà, người người phân công nhau đi mua hàng Tết. Tiêu chuẩn mỗi gia đình được mua một túi hàng Tết, trong đó gồm một hộp mứt, một hộp bánh, một miếng bóng bì, mì chính… mang túi hàng này về nhà coi như đã thấy Tết đến xuân về.

Chuẩn bị đón xuân không thể thiếu thú vui đi chợ hoa Hàng Mã, đơn giản là chỉ đi sắm một cành bích đào hoặc mua mấy bông lay ơn, thược dược, nắm Violet về nhà tự cắm. Bố tôi thường bảo: “Như thế này là nhà mình sắm xong Tết”.

Nhưng có lẽ giây phút thiêng liêng nhất chính là thời khắc đón Giao thừa. Bố tôi comple chỉnh tề cầm thẻ hương và bánh pháo trên tay đi lễ đền Ngọc Sơn. Đúng mười hai giờ, bố về đốt pháo, xông đất, tất cả mọi nhà cũng đều đốt. Tiếng pháo tép, tiếng pháo đùng nổ vang trời, mùi thuốc pháo đặc trưng cho ngày Tết. Giữa sự giao hòa của đất trời, bố tôi mở rượu, mừng tuổi cho mọi người và cùng nâng ly chúc cho một năm mới gặp nhiều may mắn.

Một trong những nghi lễ không thể thiểu là đi lễ đầu năm, sau Giao thừa, mọi người cùng nhau lên chùa làm lễ cầu may. Ngay trong đêm, nhưng đường phố vẫn tấp nập, đâu đâu cũng râm ran âm thanh “Chúc mừng năm mới".

Rất nhiều, còn rất nhiều những kỉ niệm cuộc sống nơi phố cổ. Dù đi đâu, ở đâu và bao nhiêu tuổi, tôi không bao giờ có thể quên những kí ức về Hà Nội, về một thời khó khăn nhưng đầy ắp tình người, về những người yêu dấu của tôi, tuy người còn người mất... nhưng với tôi những hình ảnh thân yêu ấy vẫn còn sống mãi.


Có Một Hà Nội Như Thế Trong Tôi. (Hanoi in my mind!)



Cherish Hanoi and am very attached to it. I am fortunate to be born and grow up in this historically rich city. My house is located in Hang Vai street, which is in the so called Hang Vai sub-area in the past. My whole childhood was associated with every house and street corner here. It especially was filled with memories of difficult years during the American war and the subsidized economy.

At that time, I was a young officer of the Youth Union. I participated in all activities of the quarter. I still remember that every morning l woke up early. I blew my whistle and spoke on the loudspeaker to urge teenagers to do morning exercises at Hang But street, and practice marching and camping. Our group walked around the quarter following drum rhythm. On Saturday and Sunday mornings, I worked as an announcer through the community's speaker system to promote Hanoi’s civilized living habits. My opening line was always: "jasmine, even when its fragrance is reduced, still has the best fragrance; Trang An people, even when they ore impolite, are still the most polite of all."

The unforgettable memories, when being recalled, came back like a compressed spring that pounces out on being released. Whenever the topic of the subsidized economy was raised, it immediately caused an eruption of endless talk. People poured out their memories, such as memories of queuing. We had to queue for almost everything, from buying groceries (meat, rice and vegetables) to getting water at the public water faucets due to the paucity. Memories of past Tet are so special although the traditions for Tet remain unchanged. With a better life, we no longer experience Tet in the same way as we did during that time. Tet, as days of emotion and material celebration, which were significantly different from our normal days, is engraved on our memory forever. About 20 days before Tet, members of each family were assigned to do the shopping for Tet. Each family was allowed to buy a bag of goods for Tet. It principally consisted of a box of dried candied fruits, a box of biscuits, a large piece of popped dried pig skin, a medium sized bag of MSG... Having purchased this bag of Tet items meant Tet and spring had arrived.

The preparation for Tet celebration would not be complete without visiting the flower market in Hang Ma street. lt was an indispensable pleasure to choose and buy a branch of pink blossoming peach flower or some gladiolus, dahlias, or violets for display at home. My father often said: “So our family has prepared for Tet".

However, the most sacred moment was the welcome of the New Year. Before the New Year came, my father dressed in his suit, holding incenses and firecrackers in his hand, went to Ngoc Son temple to pray. At exact midnight, my father returned and fired the firecrackers before entering into the house (our customs were that the first person entering the house at the start of the New Year bring either good or bad luck to the household). All other families also fired their firecrackers. The sound and smell of firecrackers dominated all streets and alleys and were a typical characteristic of Tet. In the welcome of the New Year, my father opened a bottle of wine and distributed red envelopes (containing some money as lucky money) to all family members. Then together we drank and wished each other a lucky New Year.

One of the indispensable rituals during Tet was going to pagodas after the welcome of the New Year. Even though it was after midnight, the streets would be bustling. Everywhere you went, you could hear people exchanging their best wishes for a New Year to each other.

l still have many memories of life at the Old Quarter. Regardless of my location and age, I can never forget the memories of Hanoi, difficult times but with a lot of love, and my beloved people (although some have passed away already). ln my memory, such loving images are engraved forever.

No comments